Cách phân biệt sữa ong chúa giả và thật đơn giản nhất

Dưới đây là những mẹo hay để phân biệt sữa ong chúa giả và thật đơn giản nhất bạn có thể tham khảo.


Cách 1

Ngậm sữa ong chúa trong miệng. Nếu là sữa ong chúa thật bạn sẽ nhận thấy phần sữa ong chúa dần tan hết trong miệng mà không để lại cợn bột; đồng thời bạn sẽ cảm nhận được vị hơi chua và lợ của sữa ong chúa. Ngoài ra cổ họng sẽ thấy hơi khé (hơi gắt cổ) và có cảm giác khó ăn (nếu không quen).
Ngậm sữa ong chúa trong miệng. Nếu là sữa ong chúa thật bạn sẽ nhận thấy phần sữa ong chúa dần tan hết trong miệng mà không để lại cợn bột.
Sữa ong chúa giả, không nguyên chất thường sẽ bị pha với bột hoặc các hỗn hợp khác, khi ngậm trong miệng sẽ không tan hết và để lại cợn bột hay bạn sẽ không cảm nhận được vị của sữa ong chúa nguyên chất như trên.

Cách 2

Thoa sữa ong chúa lên da tay. Trường hợp là nguyên chất bạn sẽ thấy sữa ong chúa khô lại trong vòng 2-5 phút và phần da được thoa lên sẽ căng ra giống như một lớp màng keo. Sau đó bạn dùng khăn ướt lau lớp màng sữa ong chúa trên da đi.

Vì sữa ong chúa có chứa rất nhiều Vitamin E và nhiều loại Vitamin khác nên bạn sẽ thấy vùng da này căng hơn, mịn màng hơn so với vùng da khác. Nếu là sữa ong chúa không nguyên chất sẽ không có được những hiệu quả như vậy.

Một cách khác mà chính bản thân mình đã trải qua đó là dùng sữa ong chúa thật thoa trực tiếp lên vùng da nhạy cảm, mỏng hơn, ví dụ như da mặt. Lần đầu tiên thoa bạn sẽ cảm thấy nóng, da ửng đỏ lên trong vài phút. Bởi da mặt rất nhạy cảm, sữa ong chúa thật lại chứa rất nhiều vitamin, nếu thoa trực tiếp với lượt dầy da sẽ không quen và bị kích ứng.

Vì vậy, khi sử dụng sữa ong chúa trong việc làm đẹp, thời gian đầu phải hòa sữa ong chúa với nước theo tỉ lệ 1 phần sữa ong chúa, 2 hoặc 3 phần nước, để làn da kích ứng dần. Lần đâu tiên sẽ có cảm giác hơi rát, nhưng về sau quen sẽ không còn cảm giác đó, da mặt sẽ mịn màng, căng và trắng dần lên.

Cách 3

Nhận biết sữa ong chúa thông qua màu sắc. Thông thường sữa ong chúa nguyên chất sẽ có màu vàng nhạt ( sau khi được lấy ra khỏ nụ chúa ), hoặc trắng đục ( vẫn còn nằm trong nụ chúa ), dạng sệt. Nếu là sữa ong chúa bị pha, có thể màu sắc sẽ khác đi hoặc sẽ xuất hiện các đốm màu lạ do sự phản ứng giữa các chất không tương đồng.

Cách 4

Trộn sữa ong chúa với mật ong nguyên chất. Sữa ong chúa nguyên chất sẽ tan hoàn toàn trong mật ong và không phân lớp.

Cách cuối cùng là bạn nên chọn mua sữa ong chúa tại những địa chỉ tin cậy. Khi mua bạn nên yêu cầu được kiểm tra hàng. Những người bán hàng thật sẽ không ngại gì cho bạn kiểm tra sản phẩm.
Cách bảo quản sữa ong chúa tươi

Ngay sau khi lấy ra khỏi tổ, sữa ong chúa tươi được cho vào các hộp nửa lạng, 1 lạng, 5 lạng… theo nhu cầu của người mua. Nén sữa ong chúa tươi xuống để lượng không khí lọt vào trong hộp là nhỏ nhất. Đóng chặt nắp và để trong ngăn đá của tủ lạnh.

Sữa ong chúa tươi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được hơn 2 năm. Trường hợp chỉ để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa ong chúa tươi có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Mỗi lần sử dụng, các bạn lấy một lượng sữa ong chúa nhất định ra rồi lại cất lại trong tủ lạnh để đảm bảo chất lượng.

Sữa ong chúa tươi thành phần dinh dưỡng dễ hấp thụ là rất cao nên nếu để ngoài không khí lâu sẽ bị phản ứng làm giảm tác dụng hoặc hỏng.

Khi vận chuyển sữa ong chúa tươi cần để trong thùng xốp, bên trong để đá viên để giữ lạnh. Sữa ong chúa tươi để ở ngoài tối đa được 2 tới 5 ngày sẽ bị hỏng nếu không dùng biện pháp làm lạnh.
Cách sử dụng sữa ong chúa

- Làm mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên sữa ong chúa rất đơn giản. Nếu da mặt bạn dày, khỏe và đã quen sử dụng sữa ong chúa thì có thể thoa ngay một lớp mỏng lên da, mát xa rồi để khô khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Có rất nhiều cách để làm mặt nạ sữa ong chúa như kết hợp với dầu ăn, nước hoa hồng và trứng gà,...

- Ăn trực tiếp sữa ong chúa: ngày từ 1 tới 2 lần vào buổi sáng lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng 5g tương đương 1 thìa cafe sữa ong chúa. Để hiệu quả cao nhất các bạn nên ngậm sữa ong chúa trên đầu lưỡi khoảng 3 phút cho sữa ong chúa ngấm vào các mạch máu nhỏ trên lưỡi chứ đừng nên nuốt ngay lập tức. Nếu khó ăn quá các bạn có thể trộn sữa ong chúa với mật ong cho dễ ăn hơn.

- Dùng để uống:

+ Đối với trẻ em: chỉ nên sử dụng sữa ong chúa tươi cho trẻ em từ 2 tuổi trở nên và chỉ dùng cho các trẻ còi cọc, biếng ăn, nếu bé phát triển bình thường nên hạn chế tối đa dùng sữa ong chúa bởi nó có thể kích thích quá trình phát dục sớm ở trẻ.

Cách dùng như sau: cho 1 giọt sữa ong chúa tươi (với trường hợp sữa ong chúa tươi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh) hoặc một chút xíu bằng 1/2 đầu đũa (với trường hợp sữa ong chúa bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh) hòa vào với sữa của bé và cho bé uống. Ngày dùng 2 lần.

+ Đối với người lớn: ngày dùng 1 tới 2 lần một muỗng cafe sữa ong chúa hoặc ít hơn nếu thời gian đầu còn chưa quen khó ăn. Với người đã dùng quen, cách tốt nhất nên ngậm sữa ong chúa tươi ở dưới lưỡi cho thấm từ từ.

Trường hợp mới dùng cảm thấy khó ăn các bạn có thể ăn trực tiếp rồi uống nước tráng miệng lại. Hoặc có thể trộn thêm chút mật ong cho dễ ăn hay hòa loãng với nước để uống.