Báo cáo từ Bloomberg cho biết, Apple đang quan tâm đến cảm biến camera 3D được Sony bắt đầu sản xuất vào mùa hè vừa qua.

Theo PhoneArena, những cảm biến 3D của Sony sử dụng công nghệ time-of-flight (ToF) để giúp ánh xạ ở chế độ 3D. Người đứng đầu bộ phận cảm biến của Sony Satoshi Yoshihara nói rằng một số công ty sản xuất smartphone quan tâm và đó là lý do tại sao công ty mở rộng sản xuất cảm biến. Yoshihara từ chối cung cấp thông tin về mục tiêu doanh số và sản xuất, song cho biết mảng 3D đã có lãi và sẽ tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4.2019.

Các báo cáo cho biết cảm biến của Sony dự kiến được sử dụng trên các camera 3D ở phía sau và trước của nhiều smartphone khác nhau vào năm tới.

Triển vọng tốt của Sony về camera 3D lạc quan hóa ngành smartphone toàn cầu, vốn đang chậm lại vì người tiêu dùng không có nhiều lý do để nâng cấp thiết bị. Doanh nghiệp có trụ sở ở Tokyo đã bắt đầu cung cấp bộ công cụ phần mềm cho giới phát triển bên ngoài, để họ thử nghiệm chip và tạo ứng dụng có thể xây dựng mô hình khuôn mặt cho việc liên lạc, hoặc xây dựng đối tượng ảo cho mua sắm trực tuyến.

>> iPhone 7 Plus cũ
>> iPhone 8 Plus cũ

“Máy ảnh đã cách mạng hóa điện thoại và dựa vào những gì tôi đã thấy, tôi có cùng kỳ vọng với 3D. Tốc độ sẽ thay đổi theo từng lĩnh vực, nhưng tôi chắc chắn việc áp dụng 3D sẽ phổ biến hơn. Tôi chắc chắn về điều đó”, Yoshihara nói. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm giúp camera được ứng dụng rộng rãi trên smartphone.

Sony kiểm soát khoảng 1/2 thị trường chip camera, cung ứng cho nhiều khách hàng bao gồm Apple, Alphabet và Samsung Electronices. Huawei Technolologies đang muốn dùng cảm biến máy ảnh 3D của Sony trong các mẫu smartphone kế tiếp.

Dù vậy, Sony không phải nhà sản xuất chip 3D duy nhất. Đối thủ của hãng gồm Lumentum Holdings và STMicroelectronics hiện cố gắng tìm cách ứng dụng chip này, chẳng hạn như trong việc mở khóa điện thoại thông qua tính năng nhận dạng khuôn mặt, hoặc đo độ sâu để cải thiện khả năng lấy nét khi chụp ảnh ban đêm.

Được biết cảm biến ToF đang là mục tiêu mà Apple muốn áp dụng vào sản phẩm của mình trong thời gian tới để thay thế phương pháp hiện tại nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất camera TrueDepth ở phía sau của các mẫu iPhone 2019.

Phương pháp hiện tại mà camera TrueDepth phía trước sử dụng là chiếu 30.000 điểm laser để ánh xạ khuôn mặt cho Face ID. Trong khi đó, báo cáo cho thấy chi phí cảm biến ToF rẻ hơn và sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn so với hệ thống ánh sáng có cấu trúc mà Apple đang sử dụng. Theo ông Yoshihara, Sony dùng phương pháp tính thời gian laser vô hình đi và quay trở lại. Phương pháp của Sony cho phép xây dựng mô hình 3D chi tiết hơn, hoạt động tốt ở khoảng cách 5 mét.

Nhu cầu công nghệ của Sony hiện chưa được kiểm chứng và vẫn còn phải xem liệu sự quan tâm của người tiêu dùng dành cho công nghệ 3D có đủ để đưa thị trường smartphone ra khỏi cảnh bi quan hay không. Theo hãng IDC, số lô hàng smartphone toàn cầu giảm 3% năm 2018, và được dự kiến chỉ tăng 2,6% năm 2019.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Ming-Chi Kuo của TF International cho rằng Apple sẽ chưa sử dụng hệ thống ToF vào sản phẩm năm sau. Nguyên nhân được ông Kuo giải thích là vì hệ thống camera kép hiện tại trên mặt sau các mẫu iPhone cao cấp (từ iPhone 7 Plus) có thể mô phỏng và cung cấp đủ thông tin khoảng cách và độ sâu cần thiết để chụp ảnh.